Hệ quả Vụ án cầu Chương Dương

Điều tra

Biên bản khám nghiệm hiện trường và tử thi do Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an thành phố Hà Nội lập, bản giám định pháp y do Tổ chức Giám định pháp y Trung Ương thuộc Bộ Y tế lập.[3] Ngày 3 tháng 5 năm 1993,[11] Công an thành phố Hà Nội tổ chức họp báo tại số 42 phố Hàng Bài thuộc trụ sở Tổng cục Cảnh sát, đại diện công an thành phố thông cáo diễn biến và kết luận trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương phạm tội "vô ý giết người trong khi thi hành công vụ" (ngộ sát).[1][5][7] Hồ sơ vụ án được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị khởi tố theo Điều 103 của Bộ luật hình sự 1985; tội danh được ấn định hình phạt phạt tù hai năm hoặc hưởng án treo.[5][11][12] Phóng viên Minh Tuấn thuộc báo Đại Đoàn Kết đã chất vấn trực tiếp trên 10 câu hỏi, nhưng người phát ngôn đại diện Công an thành phố Hà Nội không trả lời thỏa đáng được bất kỳ câu hỏi nào. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội sau đó phát hiện cảnh sát Dương hôm xảy ra án mạng đã dùng biển đăng ký xe giả mạo, đồng thời "súng bị cướp cò" thuộc diện thu hồi nhưng chưa giao nộp.[5]

Phóng sự độc lập

Bất đồng chính kiến sau buổi họp báo của Công an thành phố Hà Nội, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã phái cử phóng viên thực hiện phóng sự điều tra độc lập, xuất bản rộng rãi thông tin về vụ án tới công chúng[5][13][9][14] từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1993.[9] Ngày 5 tháng 5 năm 1993, Phụ nữ Thủ đô nhấn mạnh "rất mong Dương phải bị xét xử đúng tội dù thủ phạm là cán bộ công an; để làm gương và để nhân dân tin tưởng vào pháp luật".[9]

Tôi nghĩ anh nên chấp nhận một số tiền bồi thường và không nên tốn công với bất kỳ yêu cầu nào nữa. Chúng tôi đã đi đến một kết luận, cho dù đề đạt đến cấp thẩm quyền nào đi chăng nữa thì cũng sẽ chỉ dừng lại với kết luận đó thôi. Dù gì thì con trai anh cũng đã mất. Để tôi gọi người nhà Dương vào nói chuyện. Như dự đoán, người nhà Dương vào thương lượng, nói rằng nếu tôi viết giấy đề nghị hủy khởi tố và xin phóng thích cho Dương thì gia đình sẽ gửi lại tôi 30 triệu đồng.

Nguyễn Văn Lát kể về cuộc gặp mặt với phó phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Dương Ngọc Việt, trích bài đăng "Cần truy tố tên Dương về tội giết người" ngày 19 tháng 6 năm 1993 trên Đại Đoàn Kết., [12][15]

Đại Đoàn Kết đăng phóng sự hai kỳ chỉ trích biên bản báo cáo điều tra từ phía công an; phủ nhận "súng bị cướp cò" khi tự đối chiếu hai chấn thương do súng đạn cách xa nhau, phân tích sự chênh lệch ngoại hình, vị trí hai xe máy và thời điểm vị trí đứng của hai người.[5][12] Ngày 19 tháng 6 năm 1993, Đại Đoàn Kết đăng tải bức thư của bố đẻ Phương về việc xem xét lại chứng cứ giám định pháp y, nêu ra một số nghi vấn trong quá trình điều tra tội phạm và thủ tục khởi tố của phía công an, đề nghị khởi tố nghi phạm tội danh "giết người" theo Điều 101 của Bộ luật hình sự.[12]

Đỉnh điểm mùa hè tháng 7 năm 1993, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã đồng loạt xuất bản nhiều bài viết chỉ trích nghiệp vụ điều tra của các điều tra viên công an và kiểm sát viên; đồng thời phân tích chuyên ngành các chứng cứ của vụ án. Số ít loạt bài được viết bởi phóng viên báo chí, còn đa số được viết bởi nhiều công dân khác nhau với thuật ngữ pháp lý rất chi tiết (một học sinh trung học phổ thông và một bà mẹ ở Hà Nội, một thẩm phán hoặc một công chức ở Tòa án Quân sự Trung ương, một nhóm cán bộ hưu trí, một hộ kinh doanh ở Hà Nội khiếu nại phó phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Dương Ngọc Việt lạm quyền, một nhóm độc giả tại Nha Trang, lá đơn ý kiến của hơn 2000 phụ nữ ở Võng La).[15]

Hai tờ báo trở thành tâm điểm quốc gia khi cáo buộc cá nhân Nguyễn Tùng Dương tội danh "giết người", sự kiện gây chấn động công chúng tại Việt Nam thời điểm đó.[5][11][14][15] Tiến sĩ luật Mark Sidel tại Đại học Wisconsin–Madison cho rằng Đại Đoàn Kết do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ quản và đại diện cho tập hợp tầng lớp trí thức; trong khi Phụ nữ Thủ đô đã có những phóng sự được đón nhận nồng nhiệt về vấn nạn tham nhũng và bạo lực đối với phụ nữ trước đó.[9]

Biên bản kết luận từ Phóng sự độc lập của Đại Đoàn Kết
Trao đổi với Công an thành phố Hà Nội[12]Giả thuyết[5]Kết luận[12]
Chắc chắn Phương bị bắt chết vì chống cự.Cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương yêu cầu Nguyễn Việt Phương dừng xe ở đoạn cầu tối, sau đó chủ động rút súng bắn phát đạn đầu tiên vào ngực nạn nhân nhưng đầu đạn bị mắc vào xương sống. Lúc này, Phương gục xuống theo phản xạ tự nhiên với một tay che vết thương và một tay quờ quạng cổ. Phát đạn thứ hai xuyên qua ngón tay cái đang quờ quạng cổ, xuyên vào hõm vai gần cổ và chạy dọc theo chiều cơ thể đang cúi, chạy đến vùng thắt lưng và nằm gần viên đạn thứ nhất. Phương chỉ kịp kêu "cướp, cướp, cứu với" trước khi tử vong.
  • Tại sao không ai khác bị bắn trước đó khi lưu lượng hàng chục nghìn người qua cầu mỗi ngày
  • Lý do có thể đúng, nhưng chưa đủ. Đặt câu hỏi tại sao người thanh niên bị bắn khi thường xuyên vác nhiều xấp tiền qua cầu này.
  • Cho rằng Công an thành phố Hà Nội đã cáo buộc Nguyễn Tùng Dương tội danh nhẹ hơn so với thực tế thực sự diễn ra.

Kể từ mùa thu năm 1993 đến đầu năm 1994, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô vẫn tiếp tục đăng nhiều loạt bài chỉ trích gay gắt điều tra viên công an cũng như kiểm sát viên xử lý vụ án. Các tác giả viết trong giai đoạn này bao gồm nhóm phóng viên Đại Đoàn Kết, nhóm phóng viên Phụ nữ Thủ đô, ông chủ của Phương, đạo diễn Đào Mộng Long, hai nhân chứng tại hiện trường.[16]

Phục hồi điều tra

Những người tham gia đều thống nhất rằng Dương phải chịu toàn bộ trách nhiệm về cái chết của Nguyễn Việt Phương. Dương phạm tội, điều này không ai phủ nhận. Nhưng Dương đã phạm tội gì trong Bộ luật hình sự? Đất nước của chúng ta hiện nay đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên muốn truy tố bị cáo A về tội X thì phải có đầy đủ chứng cứ khoa học. Vấn đề Nguyễn Tùng Dương phạm tội gì mới là mấu chốt vấn đề, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ phải trả lời điều đó trước công luận.

Biên bản cuộc họp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 12 tháng 8 năm 1993, [16]

Ngày 7 tháng 7 năm 1993, Công an thành phố Hà Nội gửi công văn số 62/PV11 đến Bộ Nội vụ,[lower-alpha 3] Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao nhằm tìm hướng xử lý vụ án.[3]

Ngày 12 tháng 8 năm 1993, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì với Bộ Nội vụ[lower-alpha 3]Tòa án nhân dân tối cao thảo luận về "tầm bắn" cũng như "việc yêu cầu dừng xe rồi xô xát với Phương có thuộc phạm vi công vụ hay không" để xác định tội danh của Nguyễn Tùng Dương. Ngày 14 tháng 8 năm 1993, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Văn Thìn ban hành Quyết định số 30/KSDT-TA điều chuyển hồ sơ vụ án ra khỏi thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận vụ án.[3][15]

Ngày 16 tháng 8 năm 1993, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành yêu cầu số 97/DT, nội dung điều chuyển bị can Nguyễn Tùng Dương từ nhà tù Hỏa Lò (do Công an thành phố Hà Nội quản lý) đến một cở sở giam giữ khác do Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quản lý.[18] Sau khi nhận giải trình "đạn bắn tầm gần" của giám định viên thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (C16) gửi công văn 592/P4 đề nghị Viện Khoa học hình sự thẩm định lại bản giám định pháp y của Bộ Y tế.[3]

Giám định pháp y của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an
Thời gianTổ chứcĐơn vịTầm bắn[lower-alpha 2]Nguồn
Dấu hiệuThẩm địnhKết luận
Ngày 28 tháng 8 năm 1993Bộ Công anViện Khoa học hình sựVành đen (chùi, quệt, bẩn)
  • Do dầu lau nòng súng bám trên đầu đạn tạo ra (nếu có)
  • Chỉ là một dấu hiệu của lỗ đạn vào ở khoảng cách bắn mà hơi thuốc súng không đủ mạnh để phá rộng lỗ đạn, không phải dấu hiệu đặc trưng của tầm bắn gần
  • Chứng cứ giám định pháp y của Bộ Y tế không phải là căn cứ để kết luận tầm gần
  • Tìm thấy "sản phẩm thuốc súng" bằng xét nghiệm vi thể là rất "văng mạng", không biết đó là "sản phẩm" nào trong 4 yếu tố phụ
  • Nghiên cứu ảnh lỗ đạn vào trên áo và da nạn nhân, không thấy dấu vết 4 yếu tố phụ
Công văn 403/C21[3]
Tụ máu quanh vết thươngChỉ là biểu hiện chung của ngoại lực tác động lên cơ thể sống
Vi thể tìm thấy sản phẩm thuốc súng trong vết thươngKhông phải vi thể bởi:
  • Khi bóp cò, thuốc đạn cháy tạo ra 4 yếu tố phụ, trong đó nhiệt và hơi là vô hình không thể xác định bằng vi thể (soi tiêu bản mô ở lỗ đạn vào trên kính hiển vi)
  • Mặt khác, nếu da, cơ ở lỗ đạn vào dính bụi và hạt thuốc súng, qua nhiều công đoạn xử lý mẫu mô tại phòng thí nghiệm với nhiều loại hóa chất dung dịch, rồi cắt lát mỏng 3–4 micromet và qua các công đoạn nhuộm màu để thành tiêu bản. Chắc chắn bụi và hạt thuốc súng sẽ biến mất.
  • Để xác định có bụi và hạt thuốc súng (màu xám đen, nâu đen, xám nâu) cần:
    • vật cản sáng màu đơn giản chỉ cần mắt thường, kính lúp và chụp ảnh
    • vật cản tối màu (như vải đen) hoặc lượng bụi, hạt thuốc súng ít phải thu vật cản để nghiên cứu tại phòng thí nghiệm bằng các phương pháp khoa học khác

Ngày 28 tháng 8 năm 1993, Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an gửi công văn 403/C21 đến Cục Cảnh sát điều tra (C16); nội dung nêu "không đủ cơ sở để kết luận".[3][19] Ngày 29 tháng 9 năm 1993, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trưng cầu Viện Pháp y Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng khai quật tử thi để giám định pháp y lại đường đạn.[3][5]

Giám định pháp y của Viện Pháp y Quân đội, Bộ Quốc phòng
Thời gianTổ chứcGiám định viênĐơn vịTầm bắn[lower-alpha 2]Nguồn
Ngày 16 tháng 10 năm 1993Bộ Quốc phòng

Đại tá Vũ Ngọc Thụ – Viện trưởng Viện Giám định Pháp y Quân đội

Viện Pháp y Quân độiCả ba vết thương trên tử thi không có dấu vết của tầm gầnBản GĐPY 17.93[3][5]

Ngày 27 tháng 11 năm 1993, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Văn Thìn thông cáo báo chí rằng "vụ án rất phức tạp"; hồ sơ vụ án "chỉ gồm bị can và bị hại có mặt tại hiện trường khi sự việc xảy ra, nạn nhân tử vong trên đường đến bệnh viện" cùng với "nhân chứng có mặt sau khi sự việc đã xảy ra".[18]

Ngày 15 tháng 1 năm 1994, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu áp lực rất lớn khi chuẩn bị ban hành quyết định truy tố Dương và chuyển sang giai đoạn cáo trạng xét xử vụ án. Đại Đoàn Kết tiếp tục đặt câu hỏi về chi tiết "Tùng Dương xô xát với Việt Phương rồi dẫn đến nạn nhân tử vong có thuộc phạm vi công vụ hay không", đồng thời đã xuất bản một nội dung được gọi là "bản thảo" kết luận điều tra (danh mục "cấm") về việc nâng tội danh thành giết người theo Điều 101 của Bộ luật hình sự. Bị can Tùng Dương tiếp tục khẳng định có xô xát với Việt Phương và súng ngắn K59 đã bắn vào nạn nhân, nhưng không biết gì về túi nhựa màu đen chứa 50 triệu đồng.[18][20]

Ngày 28 tháng 1 năm 1994, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố tội danh giết người theo Điều 101 của Bộ luật hình sự Việt Nam dựa trên các chứng cứ vật lý của chính các điều tra viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và biên bản giám định pháp y từ Viện Pháp y Quân đội, biên bản đối chất của các nhân chứng, bản khai nhận của bị can Dương. Cáo trạng đã bác bỏ lời khai của Dương về việc "Việt Phương đã với tay lấy khẩu súng, hai bên giằng co khiến súng bị cướp cò". Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã không quyết định cáo buộc Tùng Dương có âm mưu cướp, để ngỏ khả năng về cáo trạng bản án nhẹ hơn.[20]

Nếu thằng Phương không mang theo túi tiền trên xe máy thì có lẽ thằng này đã không bị giết. Nó bị giết vì nó nói thật: cướp, cướp... và Dương phải bắn chết thằng Phương để nó không thể sống tiếp khi nói ra sự thật rằng Dương là cướp.

Trích bài viết của một nhóm phụ nữ ở làng Phúc Xá, ngoại ô Hà Nội đăng trên Phụ nữ Thủ đô ngày 13 tháng 4 năm 1994, [21]

Điều này dẫn đến tâm lý phẫn nộ của công chúng tại Hà Nội khi Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã xuất bản bài viết phân tích Điểm C, Khoản 1, Điều 101 Bộ luật hình sự cùng với lời kêu cứu tại hiện trường của nạn nhân. Sau khi hoàn tất báo cáo điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển thẩm quyền hồ sơ vụ án lại cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Tháng 2 năm 1994, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành cáo trạng tội danh giết người theo Khoản 2, Điều 101 Bộ luật hình sự; điều này một lần nữa dẫn đến tâm lý phẫn nộ của công chúng vì kết án từ 5 năm đến 20 năm thay vì chung thân hoặc tử hình. Ngày 13 tháng 4, Phụ nữ Thủ đô xuất bản bài viết nêu quan điểm của một nhóm phụ nữ tại làng Phúc Xá trên trang nhất.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ án cầu Chương Dương https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-an-cau-chuong-duon... https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-an-cau-chuong-duon... https://web.archive.org/web/20201128204221/https:/... https://nguoilambao.vn/xuat-phat-tu-1 https://web.archive.org/web/20230704224308/https:/... https://tuoitre.vn/truong-ban---ngay-ket-thuc---ky... https://www.nguoiduatin.vn/khi-xa-thu-doi-mat-nguo... https://danviet.vn/phap-y-quan-doi-can-vao-cuoc-77... http://daidoanket.vn/an-tinh-ngoi-nha-so-66-567863... https://congly.vn/moi-luong-duyen-giua-nha-bao-va-...